Khi thực hiện vay vốn tín chấp tiêu dùng, có một số lượng khá lớn khách hàng thường bị từ chối trước hoặc trong khi nạp hồ sơ vì lý do đã mắc phải nợ xấu (hay CIC xấu). Nhưng không phải ai cũng biết nợ xấu là gì và tại sao mình mắc phải
Nợ xấu là khoản nợ khó đòi hoặc mất khả năng thu hồi của đơn
vị cho vay, tùy vào mức độ thu hồi dễ hay khó mà được chia thành các nhóm nợ
riêng biệt. Đơn vị cho vay trong phạm vi khách hàng cá nhân thường là Ngân hàng
thương mại và Tổ chức tài chính với các sản phẩm như mua trả góp sản phẩm, vay
tín chấp, thẻ tín dụng. Trong bài viết này chỉ nói đến các khoản vay tiêu dùng
tín chấp, vay trả góp, vay không thế chấp tài sản, các khoản vay thế chấp có một
số khác biệt nhỏ nhưng căn bản đều tương tự. Các lý do cơ bản dưới đây khách
hàng cá nhân sẽ bị các Tổ chức tín dụng xếp vào nhóm nợ xấu:
- Mua hàng trả góp thanh toán quá hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng mua hàng. Vd: Hợp đồng trả góp ghi rỏ ngày thanh toán là 5 hàng tháng, quá hạn thanh toán này mà bên cho trả góp chưa nhận được thanh toán hay tồi tệ hơn là bị “bùng” thì sẽ bị xếp nợ xấu.
- Vay tín chấp một khoản tiền mà không cần thế chấp tài sản tại các Ngân hàng hay Tổ chức tài chính và cũng tương tự như trên, bên cho vay chưa nhận được khoản thanh toán khi hết ngày cam kết.
- Sử dụng thẻ tín dụng, tiêu dùng không kiểm soát và thanh toán số dư thẻ quá hạn theo quy định của từng tổ chức phát hành thẻ
- Ngoài ra người lao động tại các doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan hành chính, có thu nhập từ lương ổn định nên thường được các Ngân hàng phát hàng thẻ thấu chi, có thể rút trước 5 tháng lương. Đến ngày thấu chi mà khách hàng đã rút hết tiền trong thẻ, không có khoản thấu chi dẫn đến trả nợ muộn cũng bị xếp vào nợ xấu.
Lý do nợ xấu thường phát sinh ở các đơn vị khác nhưng khách
hàng vẫn bị từ chối khi vay tại Ngân hàng vì dư nợ của bạn sẽ được cập nhật
vào hệ thống quản lý tín dụng, viết tắt CIC (Credit Information Center). Có nghĩa
là khi cá nhân bạn phát sinh bất kỳ một dư nợ nào cũng sẽ được cập nhật lên hệ
thống này. Mọi Tổ chức tín dụng, tiền tệ có hoạt động cho vay tại Việt Nam đều
căn cứ vào kết quả của hệ thống này để xét duyệt tín dụng. Vì vậy có thể dễ
hiêu tác hại khi bạn mắc nợ xấu như sau:
- Bạn bị khóa hoàn toàn mọi quan hệ với Ngân hàng, Công ty tài chính. Không thể thực hiện thêm bất kỳ một khoản vay nào.
- Bị phạt phí trả chậm theo quy định của hợp đồng, phổ biến là 200 đến 500 ngàn đồng và có thể cao hơn tùy vào mức trả chậm và mức vay của bạn,
- Gặp rắc rối với pháp lý nếu đơn vị cho vay thực hiện.
Cũng cần phải nói thêm rằng việc cập nhật dư nợ và xếp nợ xấu
cho cá nhân có tham gia sản phẩm vay tín chấp là hoàn toàn hợp pháp và theo luật
quy định. CIC là một đơn vị hành chính sự nghiệp do Ngân hàng nhà nước thành lập,
việc cập nhật thông tin và hệ thống CIC mang tính bắt buộc và giúp cho hệ thống
Tiền tệ hoạt động tốt hơn.
Tốt hơn hết bạn nên có một kế hoạch tài chính hợp lý cho
mình và có trách nhiệm với khoản vay. Không nên thực hiện vay chổ này để đắp
vào khoản vay chổ khác, chỉ càng làm trầm trọng hơn dư nợ cá nhân. Thực hiện trả
dứt điểm khoản vay hiện có mới tính đến khoản vay mới sẽ giúp bạn khỏi lo lắng
về tiền trả nợ vay mỗi tháng.
Càng không được vay quá nhiều nếu khoản dư hàng tháng lớn
hơn khoản trả nợ vay tín chấp, nếu như bạn làm ngược lại sẽ ảnh hưởng cực kỳ lớn
đến đời sống sinh hoạt, mất cân đối chi tiêu. Ví dụ như mỗi tháng bạn chỉ dư ra
800 ngàn trong khi phải trả nợ vay đến 1 triệu 3 thì chỉ còn cách cắt giảm các
chi tiêu khác để đủ số phải trả, điều này dễ gây thiếu thốn và chưa kể đến các
phát sinh bất ngờ thì sẽ dẫn đến nợ xấu.
Bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về nợ xấu và khi quyết định
tham gia vay tín chấp tại Ngân hàng Đà Nẵng, hãy thẳng thắn trao đổi với các nhân
viên tư vấn hồ sơ về tình hình dư nợ của mình, họ sẽ kiểm tra chính xác khả
năng vay và tư vấn mức vay hợp lý cho bạn hoặc có thể từ chối thẳng thắn giúp
tiết kiệm thời gian làm hồ sơ.
0 Nhận xét